Tương lai điện mặt trời 2022 - Gợi ý những xu hướng nên lắp đặt

Trong năm 2021, hệ thống điện sử dụng năng lượng mặt trời được rất nhiều người ưa chuộng lắp đặt trong gia đình. Vậy hệ thống điện mặt trời này có những ưu điểm gì nổi bật? Tương lai điện mặt trời 2022 phát triển theo các xu hướng nào?


Thông qua bài viết: Tương lai điện mặt trời và giá thành lắp điện mặt trời 2022 Gpsolar có một số quan điểm như sau:


Hệ thống điện mặt trời có những ưu, nhược điểm gì?

Trước khi tìm hiểu về các xu hướng lắp điện mặt trời 2022, hãy xem hệ thống này có những ưu điểm và nhược điểm gì.


Ưu điểm

  • Giúp làm khu vực mái mát mẻ vào ngày thời tiết nóng, ấm hơn vào những ngày mùa đông.

  • Chi phí tiền điện hàng tháng được cắt giảm nhờ lượng điện sinh ra từ hệ thống năng lượng mặt trời, điện dư có thể bán lại được cho EVN.

  • Thời gian sử dụng của hệ thống lên đến 30 năm, trong khi đó chỉ 5 đến 6 năm là đã hoàn được vốn.

  • Mang lại cho người sử dụng nhiều lợi ích kinh tế, thân thiện và an toàn với môi trường, giảm bớt ô nhiễm không khí.

  • Có tác dụng quan trọng làm giảm quá trình xảy ra hiệu ứng nhà kính, xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp.

  • Chi phí bảo dưỡng, bảo trì khi hệ thống gặp vấn đề thấp.

  • Bên cạnh đó, lắp hệ thống điện mặt trời giúp công trình thêm hiện đại và sang trọng hơn.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm được kể trên, hệ thống điện sử dụng năng lượng mặt trời cũng có những nhược điểm như:

  • Hệ thống có sự phụ thuộc vào thời tiết.

  • Chi phí đầu tư ban đầu cho một hệ thống điện mặt trời khá cao.

  • Lượng điện không được sản sinh ra khi trời tối, chi phí cho hệ thống lưu trữ điện lớn.

  • Khi lắp đặt chiếm nhiều không gian diện tích.

Tương lai điện mặt trời 2022 - Gợi ý những xu hướng nên lắp đặt

Hệ thống điện mặt trời khi đầu tư xây dựng cần phải được đảm bảo không phát ra nguồn điện ngược so với lưới điện quốc gia. Vì vậy xu hướng điện năng 2022 gồm có 2 hệ thống chính sau:

Hệ thống điện dùng năng lượng mặt trời hòa lưới có bám tải

Khi lắp đặt hệ thống này ta phải lắp thêm hòa lưới và 1 thiết bị đo tải sử dụng của thiết bị. Để giúp cho hệ thống năng lượng mặt trời phát ra đúng lượng điện tải cần sử dụng, không phát dư theo quy định của Tập đoàn EVN. EVN đã không còn thu mua điện mặt trời. Nên từ năm 2022 người dân chỉ lắp đặt và sử dụng chứ không bán được cho EVN.


Hệ thống điện mặt trời này phù hợp cho nhiều hộ gia đình, công trình, nhà xưởng, nhà máy làm việc,... dùng điện năng vào ban ngày là chủ yếu. Hệ thống năng lượng mặt trời hòa lưới bám tải có ưu điểm là:

  • Chi phí đầu tư lắp đặt thấp, dao động trong khoảng 15 - 17 triệu 1KWP, các gia đình thường lắp 2KWP - 5KWP với chi phí 35 - 85 triệu đồng.

  • Hoạt động luôn được ổn định, giúp cắt giảm tiền điện hàng tháng.

  • Thân thiện và bảo vệ môi trường, hạn chế thải lượng khí CO2 ra ngoài môi trường không khí.

  • Chi phí bỏ ra để sửa chữa, bảo dưỡng thấp.

Hệ thống điện mặt trời hòa lưới lưu trữ

Đây là hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới có hoạt động như hệ thống bám tải trên nhưng được thiết kế thêm pin lưu trữ Lithium hoặc bình ắc-quy để lưu trữ lại lượng điện dư. Phần điện ấy có thể dùng để sử dụng vào buổi tối.

Mặc dù chi phí đầu tư lắp đặt hệ thống hơi cao, nhưng lại sản xuất ra lượng điện nhiều phục vụ sử dụng nhiều lúc. Tuổi thọ của ắc - quy không được dài nên cần thường xuyên kiểm tra và đổi mới định kỳ.

Tương lai điện mặt trời 2022 có những xu hướng nào đã được GP SOLAR cung cấp đầy đủ qua bài viết trên. Nếu bạn có nhu cầu lắp đặt hệ thống điện sử dụng năng lượng mặt trời trọn gói với mức giá ưu đãi thì hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua hotline 0944 54 0202 để được tư vấn chi tiết hơn nhé.

Có thể bạn quan tâm:


Nhận xét